Đối với nhiều bác tài mới, việc lái xe đổ đèo là một kỹ thuật không phải dễ. Không những đối với các bác tài mới, thậm chí những tay lái lâu năm cũng phải cẩn trọng nhiều khi lái xe tải đổ đèo. Chính vì thế, đối với những cung đường quan trọng như đường đèo, mỗi bác tài cần phải nắm rõ kỹ thuật lái.
Mách bạn những kinh nghiệm lái xe tải khi đổ đèo
Giao thông Việt Nam khá đa dạng các tuyến đường quanh co khúc khuỷu cũng không phải là ít. Những kiến thức an toàn trước khi di chuyển ở những tuyến đường nguy hiểm luôn được các bác tài cập nhật thường xuyên. Hôm nay, cùng tìm hiểu những kinh nghiệm lái xe tải khi đổ đèo nhằm có những chuyến hàng an toàn.
Kiểm tra hệ thống an toàn trước khi lái xe đường đèo
Trong quá trình đổ đèo, bất kỳ sự cố không may nào xảy ra cũng có thể khó giải quyết hơn trong tình huống thông thường. Chính vì thế, bước kiểm tra xe tải trước khi vận hành đường đèo là vô cùng quan trọng. Những bộ phận cần kiểm tra có thể kể đến bao gồm: dầu phanh và dầu hệ dẫn động, đai an toàn, má phanh, những bộ phận hỗ trợ giảm tốc, dầu trợ lực lái, độ mòn của hệ thống lốp, áp suất lốp và lốp dự phòng. Khi xe di chuyển trong điều kiện thiếu sáng, sương mù thì hệ thống đèn cũng là một bộ phận quan trọng cần phải kiểm tra.
Di chuyển đúng luật và tuân thủ các hệ thống biển báo an toàn
Nhằm đảm bảo an toàn cho các loại xe khi di chuyển trên những đoạn đường đèo dốc luôn được trang bị hệ thống biển báo hoặc gương cầu lồi san sát nhau. Hệ thống biển báo cảnh báo những nguy hiểm trên đoạn đường dốc, gương cầu lồi giúp các bác tài có tầm nhìn quan sát tốt hơn.
Vì vậy, các bác tài nên tuân thủ theo hệ thống biển báo, kết hợp giữa việc quan sát tầm nhìn xe, lẫn quan sát những gương cầu lồi dọc đường để phán đoán được những nguy hiểm. Quá trình lái xe đường đèo nhiều nguy hiểm nên các bác tài phải giữ cho mình tâm lý lái xe ổn định, để tăng khả năng phán đoán và xử lý tình huống khi lái xe đường đèo.
Lái ở tốc độ hợp lý
Chú ý tốc độ ở những đoạn đường đèo cũng là một trong những điều quan trọng. Có nhiều quan điểm cho rằng, khi leo dốc số nào thì xuống dốc số nấy. Điều này không hoàn toàn đúng với tất cả các trường hợp. Cho nên, hãy lái với tốc độ mà mình cảm thấy an toàn, xử lý ôm cua được.
Phanh khi đổ dốc đèo
Đối với những đoạn dốc đèo càng cao thì việc phanh khi đổ dốc đèo càng khó. Đối với những bác tài thiếu kinh nghiệm thường phải rà phanh liên tục khi đổ đèo. Tuy nhiên, điều này khiến cho má phanh bị ma sát, hệ thống phanh sẽ nóng lên, dầu phanh sôi gây nhiều nguy hiểm cho xe và người lái. Vì vậy, hãy kết hợp việc giữ tốc độ khi đổ đèo sao cho hạn chế dùng phanh nhất.
Chọn số hợp lý khi xuống dốc
Chọn số xe cho phù hợp với từng con dốc, điều chỉnh tốc độ sao cho xe xuống dốc an toàn mà vẫn làm chủ tốc độ, có thể dừng khi cần hoặc dừng hẳn trong trường hợp khẩn cấp.
Xe tài Hino 1 tấn 9 thùng mui bạt tiêu chuẩn
Nếu chọn số quá thấp thì khi xuống dốc xe sẽ bị gằn, vòng tua máy lên cao, đi như vậy rất hại xe và người lái sẽ gặp khó khăn khi điều khiển, lúc đó bạn nên chọn cấp số cao hơn. Nếu chọn số quá cao thì xe sẽ chạy theo quán tính quá lớn, lúc đó sẽ phải sử dụng phanh nhiều, dẫn đến tình tình trạng mòn má và nhanh hỏng phanh, vậy nên nhanh chóng đệm phanh và chuyển xuống các số thấp hơn.
Không chạy sát vạch chia đường
Đường đèo thường là những đoạn đường hẹp và quanh co, nên nhiều tài xế có xu hướng bám vào vạch chia đường để chạy xe. Ở những đoạn đường có nhiều xe di chuyển thì điều này sẽ gây khó chịu cho các phương tiện khác. Thậm chí, điều này còn gây nguy hiểm nếu như không kịp thời xử lý đối với những chiếc xe ngược chiều khi vào cua. Thay vào đó, khi xuống dốc phanh, các bác tài nên bám vào phần đường bên phải của mình, không được chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm dẫn đến nhiều tình huống xử lý không kịp.